Một số điều bạn nên biết trước khi chuẩn bị du học

Tớ quyết định kì nghỉ Đông sắp tới sẽ về nước để làm một chuyến xuyên Việt, sống và trải nghiệm nhiều hơn” – Yến Phương, du học sinh Đức cho biết.
1
Cách nói “Tôi không biết”

Không ít bạn cho rằng đi du học đồng nghĩa rằng bạn tài giỏi và hơn người, sẽ thật đáng xấu hổ nếu bạn tỏ ra kém cỏi hay thất bại trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống. Đó là một suy nghĩ sai lầm bởi trong cuộc đời này, không ai là hoàn hảo. Hãy thành thật bộc lộ suy nghĩ của mình, hãy nói “Tôi không biết” và yêu cầu được giúp đỡ khi bạn thực sự cần điều đó.

Khánh An (du học sinh Ireland) chia sẻ: “Hồi mới sang, tớ chọn ở homestay, bác chủ nhà hướng dẫn tớ cách bật nước nóng, nhưng không hiểu sao giật dây (như lời bác ý dặn) hoài vẫn chưa thấy nước nóng lên chút nào. Mấy ngày đầu không dám tắm, chỉ lau người qua loa bởi trời khi nào cũng xấp xỉ 0 độ C lận. Sang tới ngày thứ năm, không chịu nổi, mình quyết định gõ cửa phòng bác chủ nhà “cầu cứu”, thì bác nhéo mũi nhẹ nhàng và trách không biết tại sao không nói sớm, tắm nước lạnh trời này ốm biết kêu ai.”


2
Yêu đất nước Việt Nam

“Trong khi tớ và những người bạn của tớ hăm hở làm hộ chiếu để phượt nước ngoài như sang Hàn, tới Thái hay Singapore,… những thầy cô hay bạn bè của tớ ở trường bên này (Đức) đã từng đặt chân đến không ít tỉnh thành ở Việt Nam.

Nghe họ hỏi về những địa danh đó, tớ chỉ biết ậm ừ và gật gù vì chưa đi nên chưa biết nhiều để trao đổi. Ban đầu, cứ nghĩ kinh nghiệm du hí nước ngoài là oai lắm, nào ngờ nghe mọi người “phàn nàn”: “Thiệt tình cậu có phải người Việt Nam không vậy?”, thấy buồn nhiều lắm. Còn gì buồn hơn người Việt không rành các địa danh trên đất nước của chính mình. Tớ quyết định kì nghỉ Đông sắp tới sẽ về nước để làm một chuyến xuyên Việt, sống và trải nghiệm nhiều hơn” – Yến Phương, du học sinh Đức cho biết.

Trong nhiều tình huống khác, khi được yêu cầu so sánh Việt Nam với các nước khác, không ít bạn “nhiệt tình” phê phán những thói hư thật xấu của Việt Nam mà quên rằng dân tộc mình sở hữu rất nhiều nét văn hóa đẹp mà tiếng Việt, ẩm thực Việt là hai trong số đó. Hãy tranh thủ những dịp giao lưu văn hóa các nước ở trường, lớp của bạn để giới thiệu về đất nước, dân tộc mình với bạn bè thế giới nhé!
3
Xác định mục tiêu của chuyến du học

Trên thực tế, không phải tất cả các bạn du học sinh đều có chung mục tiêu là học tập. Có những bạn sử dụng con đường du học như một công cụ để “xuất ngoại” một cách hợp pháp, cùng lúc kiếm một tấm bằng cộp mác nước ngoài, không quan trọng thứ bậc hay xếp hạng, cao hơn hết là nhiệm vụ làm thêm kiếm tiền. Nhưng cũng có những bạn du học với hi vọng có thể sở hữu một tấm bằng loại ưu, có thể đảm bảo chắc chắn xin được một công việc ổn định và lương cao.

Bạn nên biết chắc điều mình thực sự cần và điều tốt nhất cho mình. Điều đó là vô cùng cần thiết. Bởi nhiều bạn, do không xác định trước tư tưởng, khi sang nước ngoài du học, đã mải mê làm thêm (Vì thấy tiền lương khá hậu hĩnh, giúp các bạn chi trả phần nào chi phí sinh hoạt mà không cần chờ tiền bố mẹ gửi từ Việt Nam sang), bỏ bê học tập, kết quả là bị đuổi học hoặc bảng điểm cực tồi.

Du học là một quyết định quan trọng và cần rất nhiều cẩn trọng. Hi vọng, bạn sẽ có được những sự chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi của mình!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *